4.      Thứ bốn là Đức đói khát sự thánh thiện đi với Phúc được no thỏa. Đức đói khát sự thánh thiện được đứng hàng thứ bốn trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức này, sau Đức khó nghèo trong tinh thần, Đức chịu sầu thương và Đức hiền lành, không phải hay sao, là v́ chỉ sau khi có đủ ba Đức này, người ta mới thực sự tỏ ra là ḿnh khao khát muốn nên trọn lành và mới có khả năng nên trọn lành, nghĩa là có thể theo Chúa Kitô.

 

Đúng thế, nhờ Đức khó nghèo trong tinh thần họ mới ‘không lo lắng về cuộc sống phải ăn ǵ uống ǵ’ (Mt 6:25), nhờ Đức chịu sầu thương họ mới không chạy theo những sự thế gian như những người không tin tưởng ǵ (x. Mt 6:32), và nhờ Đức hiền lành họ mới không bất nhẫn bởi sự khó ngày nào đủ cho ngày đó (x. Mt 6:34) gây ra. Để rồi, kết quả phát sinh nơi con người có ba Đức này là ḷng khao khát sự thánh thiện, đến nỗi, họ chỉ biết trước hết t́m kiếm Nước Thiên Chúa (x. Mt 6:33), và họ sẽ được Phúc no thỏa. Ở chỗ: ‘Cha trên trời của các con biết tất cả những ǵ càc con cần’ (Mt. 6:32), Đấng biết lo cho chim trên trời và hoa đồng nội (x. Mt 6:26-28), sẽ ban cho con cái ḿnh là những kẻ tin tưởng bỏ hết mọi sự theo Con Ngài tất cả những ǵ Ngài thấy cần thiết cho họ, để họ có thể làm tôi phụng thờ Ngài cũng như làm tông đồ cho Con Ngài.

 

5.      Thứ năm là Đức tỏ ḷng thương xót đi với Phúc được xót thương. Sở dĩ Đức thứ năm trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức này được Chúa Giêsu gọi tên ngay sau Đức khao khát sự thánh thiện, là v́, con người đi đàng nhân đức, theo tâm lư tự nhiên, hay mắc phải cái tội thấy ḿnh sốt sắng đạo đức tốt lành th́ đâm ra kiêu căng ở chỗ khinh người khác, nhất là những người khô khan nguội lạnh hơn ḿnh. Không phải hay sao, đó là trường hợp mà Chúa Giêsu đă ví dụ về hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người Pharisiêu công chính trong việc giữ tỉ mỉ lề luật, song lại tỏ ra khinh người thu thuế tội lỗi là người chỉ biết xấu hổ song ăn năn nhận lỗi của ḿnh trước mặt Chúa (x. Lk 18:9-14), và kết quả là, như Chúa nói: ‘Người này (thu thuế) từ đền thờ ra về được công chính, c̣n người kia (Pharisiêu) th́ không’ (Lk 18:14).

 

Như thế, người thu thuế nhận Phúc được xót thương bởi Thiên Chúa, trong khi người Pharisiêu th́ không. Thật ra, không phải chỉ kẻ nào cảm thấy ḿnh công chính, đạo đức tốt lành mới dễ khinh người, c̣n kẻ có tội th́ không kiêu căng khinh người bao giờ. Nói như thế có nghĩa là người nghèo không bao giờ ham tiền thích của. Trái lại, càng nghèo lại càng mơ được giầu sang, được trúng số thế nào th́ người tội lỗi cũng vẫn có thể kiêu căng khinh người như vậy. Ở chỗ, họ không nhận ḿnh có tội, và như thế, đối với họ, kẻ tốt lành có thể là kẻ giả h́nh. Người thu thuế trong dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện, nếu không biết nhận lỗi của ḿnh, cũng không sai lầm khi coi thường bộ điệu và cuộc sống công chính của người Pharisiêu, cho người này chỉ là đồ giả h́nh (x. Mt 23:1-39).

 

Dù nhận xét của người thu thuế về người Pharisiêu có chính xác đi nữa, người thu thuế sẽ không c̣n nhận Phúc được xót thương như thái độ đấm ngực ăn năn lỗi lầm của ḿnh nữa, cũng là thái độ tỏ ra khao khát sự thánh thiện. Chính v́ thế, trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức, Chúa Giêsu c̣n dạy các môn đệ của Người là ‘Nếu các con muốn khỏi bị đoán xét th́ đừng xét đoán. Các con kết án kẻ khác thế nào các con cũng sẽ bị kết án như vậy’ (Mt. 7:1).

Như thế, Phúc được xót thương của người biết thương xót là ở chỗ họ không bị xét đoán. Tuy nhiên, kinh nghiệm tu đức thường cho thấy, để có thể thương xót những kẻ khác, nhất là biết thông cảm với những lỡ lầm yếu đuối của tha nhân, Thiên Chúa hay để cho những người càng khao khát nhân đức trọn lành lại càng hầu như không thể đạt được kết quả như ḷng mong ước, trái lại, họ cảm thấy ḿnh yếu đuối lạ lùng, cứ sa đi ngă lại cùng một lầm lỗi, thường là lỗi nhẹ, đôi khi lỗi nặng.

 

Cho đến khi con người khao khát nhân đức trọn lành biết thương cảm tha nhân, không dám khinh thường một ai, dù người đó có xấu xa tội lỗi đến thế nào đi nữa, th́ bấy giờ họ mới bắt đầu biết thương xót, một Đức thương xót phát xuất từ Phúc họ được xót thương như họ thực sự cảm nhận thấy nơi Thiên Chúa là Đấng đă thương xót họ, tha cho họ món nợ họ không thể trả (x. Lk 7:42), Đấng cũng đă dậy họ phải ‘xin tha cho chúng con điều sai trái chúng con đă làm, như chúng con cũng tha cho những ai phạm đến chúng con’ (Mt. 6:12).

 

6.      Thứ sáu là Đức có tâm hồn thanh sạch đi với Phúc được thấy Thiên Chúa. Đức có tâm hồn thanh sạch này là Đức được Chúa Giêsu kể đến sau Đức thương xót và Đức khao khát sự thánh thiện, tức là nó phải có một liên hệ mật thiết với hai Đức này. Bởi v́, chỉ sau khi con người khao khát nhân đức trọn lành thật, không dám khinh thường thành phần tội nhân, trái lại c̣n biết thương cảm thành phần này, th́, kinh nghiệm tu đức cho thấy, từ bấy giờ họ mới bắt đầu có tâm hồn thanh sạch. Ở chỗ, tất cả mọi và từng việc đạo đức họ làm, như làm phúc bố thí, đọc kinh cầu nguyện, hy sinh hăm ḿnh, họ chỉ thi hành hoàn toàn v́ và cho ‘Đấng thấy nơi kín đáo’ (Mt 6:4), ‘Đấng thấy những ǵ con người không thấy’ (Mt 6:6), ‘Đấng ở nơi kín ẩn" (Mt.6:18) mà thôi, không c̣n một ư hướng phụ thuộc hay pha phôi nào khác.

 

Chưa hết, ngoài ư hướng ngay lành trong khi làm việc lành phúc đức này ra, bằng Đức hiền lành đối với giá trị khách quan của các tạo vật, và bằng Đức thương xót đối với giá trị luân lư nơi đồng loại, con người khao khát nhân đức trọn lành sẽ chỉ nh́n tạo vật với một con mắt lành thánh, dưới ánh sáng Đức Tin trong Thiên Chúa. Do đó, họ hết sức tôn trọng mọi sự, chứ không c̣n đôi mắt thèm thuồng chỉ biết t́m kiếm tạo vật theo đam mê nhục dục của ḿnh nữa, nhất là đối với nhân vật khác phái tính với ḿnh, như kiểu diễn tả của Chúa Giêsu trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức về con người dâm dục nh́n người nữ (x. Mt 5:28).

 

Chính v́ thành phần khao khát nhân đức trọn lành có một tâm hồn thanh sạch như vậy, không có ước muốn xấu xa tội lỗi, nhất là không có những ư hướng bất chính trần tục trong việc lành phúc đức, trái lại, chỉ biết t́m Chúa trong mọi sự, mà họ được Phúc thấy Thiên Chúa, Đấng mà trong Ngài họ nh́n thấy mọi sự và ôm ấp tất cả mọi sự. Và cũng nhờ được thấy Thiên Chúa trong mọi sự bằng Đức Tin chiếu sáng của ḿnh mà các việc họ làm lại càng được nên thanh sạch và càng đẹp ḷng Ngài.

7.      Thứ bảy là Đức kiến tạo ḥa b́nh đi với Phúc được gọi là con Thiên Chúa. Đức kiến tạo ḥa b́nh này không thể nào có nơi con người trần gian nếu họ không được Phúc thấy Thiên Chúa, ‘Đấng muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lư’ (1Tim 2:5). Chính v́ thế, với Đức có ḷng thanh sạch chỉ t́m Chúa trọng mọi sự và nh́n mọi sự trong Chúa, nghĩa là khi họ được hoàn toàn kết hợp với Chúa, Chúa sống trong họ và họ sống trong Chúa, họ sẽ sống trong b́nh an và sẽ làm cho những người khác được an b́nh nữa, nhất là đối với những ai đụng phạm đến họ hay giao tiếp với họ.

 

Thực tế không cho thấy hay sao, các thánh nhân là những vị một khi đă đạt đến tŕnh độ kết hợp với Chúa sâu xa th́ không ǵ có thể tách các ngài ra khỏi t́nh yêu Thiên Chúa được nữa, như trường hợp của Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại (x. Rm 8:35-39). Trái lại, sự sống viên măn nơi các ngài sẽ làm cho mọi sự xẩy ra trong cuộc đời các ngài được thông phần với sự sống của các ngài mà nên trọn như Thánh Ư Chúa muốn. Điển h́nh nhất là đối với những ai có làm điều ǵ phạm đến các ngài, không cần họ phải đến xin lỗi, các ngài cũng đă tha thứ cho họ rồi (x. Mt 5:23-24), như các ngài chưa hề bị xúc phạm đến, v́ cuộc đời của các ngài lúc nào cũng là một cuộc cử hành Mầu Nhiệm Thánh, Mầu Nhiệm Yêu Thương.

 

Phải, chính v́ thành phần được Phúc thấy Thiên Chúa biết ‘cho vay mượn mà không cần trả lại’ (Lk 6:35) này, tức thành phần ‘không chối từ kẻ vay mượn ḿnh’ (Mt 5:42) món nợ bác ái (x. Rm 13:8), mà họ mới ‘đáng gọi là con Đấng Tối Cao, v́ chính Ngài đối xử tốt lành với cả người vô ơn lẫn kẻ gian ác’ (Lk 6:35). Đức bác ái trọn lành trong việc kiến tạo ḥa b́nh nơi tha nhân như thế thực sự đă chứng tỏ họ là con cái Thiên Chúa, thành phần phản ảnh sống động ‘Người Con duy nhất đến từ Cha’ (Jn.1:14), Đấng mà ‘Thiên Chúa giải ḥa nơi bản thân Người tất cả mọi sự dưới đất cũng như trên trời’ (Col 1:20).

 

8.      Thứ tám là Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện đi với Phúc chiếm được nước Thiên Chúa. Trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức, Phúc chiếm được Nước Thiên Chúa ở Đức thứ tám này, tuy cũng là Phúc của Đức thứ nhất là Đức khó nghèo trong tinh thần, nhưng chúng khác nhau về mức độ. Nếu Phúc chiếm được Nước Thiên Chúa ở Đức khó nghèo trong tinh thần, như đă nói, là t́nh trạng hạt giống Đức Tin chất chứa tất cả Mạc Khải của Thiên Chúa bắt đầu đâm rễ và phát triển nơi Kitô hữu thế nào, th́ Phúc chiếm được Nước Thiên Chúa ở Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện này là Phúc chiếm được ‘tất cả sự thật’ (Jn 16:13), một tầm vóc hoàn toàn nhất của Đức Tin, phản ảnh trung thực tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn Mạc Khải cho con người.

 

Tuy nhiên, trên thực hành, nếu không có Đức kiến tạo ḥa b́nh cũng sẽ không có Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện được, và do đó cũng không có Phúc chiếm được Nước Thiên Chúa ở tầm mức hoàn toàn nhất của nó nơi thụ tạo sống Đức Tin. Thực hành c̣n cho thấy, cũng chính v́ ánh sáng đức ái tỏa ra từ thành phần khao khát nhân đức trọn lành được gọi là con cái Thiên Chúa trong việc họ kiến tạo ḥa b́nh, mà họ đă bị thế gian ‘yêu tối tăm hơn ánh sáng’ (Jn 3:19) chống đối, khủng bố vàbắt bớ họ (x. Wis 2:12-20).

 

Thế nhưng, bóng tối không thể lấn át ánh sáng thế nào, ánh sáng đức ái trọn lành tỏa ra từ thành phần có Đức kiến tạo ḥa b́nh qua Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện cũng sẽ làm tan biến đi dần dần bóng tối sự chết trên thế gian như vậy, để ánh sáng thế gian là Chúa Kitô (x. Jn 8:12), Mạc Khải của Thiên Chúa, được thế gian nhận biết. Nếu việc Thiên Chúa Mạc Khải là việc Thiên Chúa yêu thương th́ thành phần được Phúc gọi là con cái Thiên Chúa, khi chỉ biết ‘yêu thương kẻ thù ḿnh và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ ḿnh’ (Mt. 5:44), ‘chứng tỏ ḿnh là con cái của Cha trên trời’ (Mt 5:45), th́ họ đă hoàn thành ‘cuộc tỏ hiện của con cái Thiên Chúa’ (Rm 8:19) nơi thế giới tạo vật, nhờ đó họ cũng đồng thời làm cho ‘Nước Cha trị đến’ (Mt. 6:10).

 

9.      Thứ chín là Đức chịu nhục mạ, bắt bớ và rủa xả v́ Thày đi với Phúc được phần thưởng lớn lao ở trên trời. Theo cấp trật về Phúc trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức của Chúa Giêsu, Phúc được phần thưởng lớn lao ở trên trời đây là Phúc cuối cùng, được kể đến tên ngay sau Phúc chiếm được Nước Thiên Chúa. Như thế, Phúc chiếm được Nước Thiên Chúa và Phúc được phần thưởng lớn lao ở trên trời (theo thứ tự rất hợp lư như mầu nhiệm thứ bốn và thứ năm Năm Mầu Nhiệm Mân Côi Mùa Mừng, song lại) là hai Phúc hoàn toàn khác biệt, chứ không phải chỉ là một Phúc, như Phúc tử đạo chẳng hạn, v́ nơi hai Đức liên quan đến hai Phúc này đều nói đến việc chịu ‘bắt bớ’. Tuy nhiên, cả về Đức cũng thế, chúng cũng khác biệt nhau, ở chỗ, một Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện, c̣n một Đức chịu bắt bớ v́ Thày.

 

Nếu ‘chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện’ là chịu bắt bớ v́ cuộc sống trong Chúa Kitô, một cuộc sống yêu mến Thày th́ tuân giữ những lời Thày truyền (x. Jn 14:23), th́ ‘chịu bắt bớ v́ Thày’ tức là chịu bắt bớ v́ Chúa Kitô sống trong kẻ bị bắt bớ, kẻ được Người thương và tỏ ḿnh ra cho họ (x. Jn 14:21). Như thế, Đức chịu bắt bớ v́ Thày chứng tỏ con người chịu bắt bớ v́ Thày này đă thực sự nên một với Chúa Kitô, nên ánh sáng thế gian (x. Mt 5:14) như Người là ánh sáng thế gian (x. Jn 8:12). Điển h́nh là trường hợp của Thánh Stephanô, vị tử đạo tiên khởi, đối đáp khôn ngoan vô địch (x. Acts 6:10), mặt mũi sáng láng như thiên thần (x. Acts 6:15), được thấy trời mở ra và thấy Con Người ngự bên hữu Thiên Chúa (x. Acts 7:55). Hay Maximilianô Kolbe yêu như Thày đến chết thay cho tha nhân ở thế chiến II.

 

Cũng có thể phân tách hai Đức chịu bắt bớ này như sau. Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện có thể xẩy ra cho tất cả mọi Kitô hữu chân chính sống ngược lại với chiều hướng của thế gian, khiến cho những người sống theo thế gian, kể cả bạn bè hay gia đ́nh, cảm thấy khó chịu, xa lánh, làm khó dễ, c̣n Đức chịu bắt bớ v́ Thày thường xẩy ra cho những nhà truyền giáo, hay những vị có thẩm quyền tháo gỡ trong Giáo Hội, gây ra bởi quyền lực thế gian, hay bởi chính áp lực nội bộ, có thể làm thương tổn đến cả mạng sống của nhà truyền giáo hay của vị có thẩm quyền.

 

Bởi vậy, xét khách quan về tính cách cũng như h́nh thức của sự việc th́ Đức chịu bắt bớ v́ Thày có giá hơn (cao hơn) Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện. Do đó, Phúc được phần thưởng lớn lao trên trời, xét về giá trị công nghiệp, vẫn đáng ước mong hơn, v́ đó chính là Phúc được Tử Đạo, Phúc được hưởng Thánh Nhan Thiên Chúa ngay sau khi chết, mà không cần qua lửa luyện tội. Trong khi đó, một vị thánh sống đến đâu đi nữa, sau khi chết, chưa chắn đă được về thẳng Thiên Đàng, hay là c̣n phải chờ đền tội một thời gian, cho dù rất ngắn đi nữa.

 

Tuy nhiên, việc được về hưởng kiến Thánh Nhan Thiên Chúa ngay cũng chưa phải là Phúc được phần thưởng lớn lao trên trời của thành phần có Đức chịu bắt bớ v́ Thày. Phúc được phần thưởng lớn lao trên trời của họ cũng không phải ở chỗ họ sẽ cùng với Thày ngồi trên ṭa mà phán xét 12 chi tộc Yến Duyên (x. Mt 19:28), cho bằng Người ở đâu họ cũng ở đó để chiêm ngắm vinh hiển Người (x. Jn 17:24)

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Gịng Sông Chảy Nước Ban Sự Sống,

Cao-Bùi 1998, trang 326-340)

 

Nếu t́nh trạng vô luân tỏ ra cho thấy con người chưa hoàn toàn trưởng thành về nhân bản, th́ tu tŕ, truyền giáo và tử đạo, theo tiến tŕnh của Chín Mối Phúc Đức, phải là dấu chứng tỏ con người đang sống Sự Sống Thần Linh, được tỏ ra bằng những Nhân Đức Trọn Lành, và là một “sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10), được cảm nghiệm qua những Hạnh Phúc Đích Thực.

 

Nếu “sự sống trường sinh là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô” (Jn 17:3), th́ “sự sống viên măn hơn” đây là mức độ Kitô hữu đă hoàn toàn nhận biết Thiên Chúa, đă được “Thần chân lư đưa vào tất cả sự thật” (Jn 16:13), qua tiến tŕnh Chín Mối Phúc Đức. Như thế, ngược lại, t́nh trạng con người văn minh ngày nay, đặc biệt ở các nước Âu Mỹ, thế giới của Kitô giáo, đang có những hành động phi nhân bản, phản luân thường đạo lư, chứng tỏ con người không nhận biết Thiên Chúa, không sống sự sống thần linh, không sống đức tin hay sống như thể không có Thiên Chúa.

 

“Tuy nhiên, chỉ có một phương thế hiệu nghiệm có thể chắc chắn cứu văn loài người khỏi bị hủy hoại bởi luồng khí ‘văn hóa tử vong’ vô cùng độc hại này, một phương thế làm cho Mùa Đông Lịch Sử tan biến trước Mùa Xuân Cứu Rỗi, được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhắc lại vào ngày 19-6-1998, trong bài giảng tại Vương Cung Thánh Đường Chính Ṭa Salzburg Nước Aùo, như sau:

 

·        ’Người dọn bàn ăn cho tôi trước mặt đối phương tôi’ (Ps.23/22:5). Cho dù không có những cuộc bắt bớ dữ dội, th́ công việc làm chứng nhân như thành phần Kitô hữu cũng không phải bao giờ cũng dễ dàng. Họ thường đụng độ với t́nh trạng khô đạo đông đảo là t́nh trạng khó khăn cũng không thua ǵ t́nh trạng thù ghét. Bởi thế mới xẩy ra t́nh trạng linh mục và các cộng tác viên của các vị dọn bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể, thế nhưng lại thất vọng khi thấy rằng số khách dự tiệc chấp nhận lời mời mỗi ngày một ít đi. Bàn tiệc lợi lộc và khuynh hướng thụ hưởng lại có vẻ hấp dẫn hơn. Đó là lư do tại sao hiện nay có nhiều người sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu. Các h́nh thức phổ quát diễn đạt đạo đức thông dụng vẫn c̣n, tuy nhiên lại thiếu mất căn bản xác tín minh tường. Bởi thế chúng bị đe dọa bị cuốn đi theo gịng tục hóa đang dâng lên. T́nh trạng dửng dưng đối với gia sản Kitô giáo th́ nguy hại cũng giống như bị hận thù ghen ghét ra mặt vậy.

 

‘Chỉ có việc tân phúc âm hóa mới bảo đảm được việc đào sâu vào một đức tin tinh tuyền và vững chắc, một đức tin có thể biến các truyền thống lưu tồn thành một quyền lực giải thoát’.

 

(tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 1-7-1998, trang 8, đoạn 5)

 

“Như thế, việc Giáo Hội truyền bá phúc âm đây chính là việc thực tế nhất Giáo Hội ‘xin sai Thánh Thần Chúa đến và xin canh tân bộ mặt trái đất’, tức là canh tân con người là chính ‘bộ mặt trái đất’, là ‘bộ mặt’ của ‘muôn vật hữu h́nh’, hay là phúc âm hóa văn hóa làm nên bộ mặt con người cũng vậy. Một khi con người ‘làm chủ trái đất’ được canh tân, hay văn hóa là bộ mặt của con người được phúc âm hóa, th́ chắc chắn ‘bộ mặt trái đất’ sẽ được canh tân. Bởi v́:

 

‘Toàn thể tạo vật ngong ngóng trông đợi việc tỏ hiện của con cái Thiên Chúa. V́ thế giới tạo vật bị lụy thuộc vào t́nh trạng hư hoại, không phải tự chúng muốn, mà bởi Đấng bắt chúng phải chịu với niềm hy vọng tất cả tạo vật sẽ được giải thoát khỏi số phận hư vong để thông phần tự do và vinh hiển của con cái Thiên Chúa’ (Rm.8:19-21).

 

“Đúng thế, sau khi phục sinh, Chúa Kitô ‘được toàn quyền trên trời dưới đất’ (Mt 28:18) chẳng những sai các môn đệ của ḿnh ‘đi tuyển mộ môn đồ nơi tất cả mọi dân nước” (Mt 28:19), mà c̣n ‘đi khắp thế giới để công bố Tin Mừng cho tất cả mọi tạo vật’ (Mk 16:15) nữa. Vẫn biết Chúa Kitô phục sinh ‘đă từ Cha sai Thánh Thần đến’ (Jn 15:26) với Giáo Hội để ‘canh tân bộ mặt trái đất’ bằng việc Giáo Hội truyền bá phúc âm hóa. Thế nhưng, chính Người, ‘Đấng ở trên ngai’ (Rev 21:5), Đấng ‘là nguyên thủy và là cùng đích, đă chết nhưng vẫn sống muôn đời’ (Rev 1:17-18), mới là Đấng ‘canh tân lại tất cả’ (Rev 21:5), dù việc Giáo Hội truyền bá phúc âm hóa chưa hoàn tất hay chưa đi đến đâu theo chiều hướng mong ước của loài người, đúng như Người ngầm tiên báo, ‘trước khi các con đi khắp Israel th́ Con Người đă đến’ (Mt 10:23).

 

“Phải, Thời Điểm Hồng Ân Năm Thánh 2000 chẳng những là khởi điểm cho Mùa Xuân Cứu Rỗi mà c̣n là chính Mùa Gặt Nước Trời, một mùa gặt hái những tâm hồn không thể t́m thấy chân lư và chân phúc nơi ‘văn hóa tử vong’ đă quay trở về với ‘Đấng Cứu Tinh Nhân Trần’ (Redemptor Hominis, tên của bức Thông Điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II năm 1979) ‘là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống’ (Jn 14:6): “hôm qua, hôm nay và muôn đời vẫn là một” (Heb.13:8)?

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Giáo Lư Cẩm Nang,

Cao-Bùi, 1999, trang 216-217;

Bộ Mặt Trái Đất, Dân Chúa Âu Châu 7-8/1999 và Dân Chúa Mỹ Châu 8/1999)

 

“Thế nhưng, Mùa Xuân Cứu Rỗi này như thế nào và được sửa soạn ra sao? Nói cách khác, tiến tŕnh thay mùa hay đổi mùa từ Mùa Đông Lịch Sử đến Mùa Xuân Cứu Rỗi sẽ diễn tiến thế nào? Mùa Đông Lịch Sử sẽ được kết thúc ra sao cho Mùa Xuân Cứu Rỗi xuất hiện, hay chỉ cần Mùa Xuân Cứu Rỗi đến th́ tự nhiên Mùa Đông Lịch Sử sẽ qua đi?

 

“Thật ra, tiến tŕnh đổi mùa kỳ diệu này, đổi từ Mùa Đông Lịch Sử sang Mùa Xuân Cứu Rỗi, đă được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II kêu gọi ngay từ đầu giáo triều của ngài, như ngài chia sẻ với đồng hương Ba Lan của ḿnh ngày 16-10-1998, dịp họ sang Rôma mừng kỷ niệm 20 năm làm giáo hoàng của ngài, như sau:

 

·        ‘Khi Tôi bắt đầu sứ vụ thừa kế Thánh Phêrô của ḿnh trong Giáo Hội 20 năm trước đây, Tôi đă nói: ‘Hăy mở cửa cho Chúa Kitô’. Hôm nay, trước ngưỡng cửa của ngàn năm thứ ba, những lời này lại càng đặc biệt khẩn thiết hơn… Hăy mở rộng cửa cho Chúa Kitô – những cánh cửa văn hóa, kinh tế, chính trị, gia đ́nh, đời sống cá nhân cũng như xă hội… Việc mở cửa cho Chúa Kitô nghĩa là việc cởi mở con người ḿnh ra cho Người cũng như cho giáo huấn của Người: để trở nên các chứng nhân cho đời sống, cho cuộc khổ nạn và tử nạn của Người. Tức là hiệp nhất với Người bằng nguyện cầu và các bí tích thánh. Không liên kết với Chúa Kitô th́ tất cả mọi sự mất ư nghĩa của ḿnh và biên giới giữa lành dữ sẽ bị mờ mịt’.

 

(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 25-11-1998, trang 9, đoạn 4)

 

“Nếu, về phía chung loài người, ‘không liên kết với Chúa Kitô th́ tất cả mọi sự mất ư nghĩa của ḿnh và biên giới giữa lành dữ sẽ bị mờ mịt’, tức nếu không ‘mở rộng cửa cho Chúa Kitô – những cánh cửa văn hóa, kinh tế, chính trị, gia đ́nh, đời sống cá nhân cũng như xă hội’, Mùa Đông Lịch Sử b́nh thường sẽ khó ḷng chấm dứt cho Mùa Xuân Cứu Rỗi xuất hiện.

 

“Thế nhưng, cũng chính v́ thế giới đang sống trong Mùa Đông Lịch Sử mới cần Mùa Xuân Cứu Rỗi, tức bóng tối tự ḿnh bao giờ cũng là bóng tối và sẽ không thể nào tự tan biến nếu ánh sáng không chiếu soi thế nào, th́ chỉ cần Mùa Xuân Cứu Rỗi sang là tự nhiên Mùa Đông Lịch Sử sẽ qua đi. Phải chăng đó là ư nghĩa của lời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chia sẻ ngày 6-6-1998 với các vị giám mục trong Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ dịp các ngài sang Rôma ad limina đợt 7:

 

·        Việc tân phúc âm hóa, một việc có thể làm cho thế kỷ 21 thành một mùa xuân của Phúc Âm, là một công việc đối với toàn thể Dân Chúa, thế nhưng sẽ lệ thuộc một cách quyết liệt vào thành phần tín hữu hoàn toàn nhận thức được ơn gọi rửa tội của ḿnh và trách nhiệm mang tin mừng của Chúa Giêsu Kitô đến cho văn hóa và xă hội của họ… Điều kiện trước tiên cho việc tân  phúc âm hóa là việc thực sự làm chứng của Kitô hữu,  thành phần sống bởi Phúc Âm: ‘Ánh sáng của các con phải chiếu giăi trước mặt con người, để họ thấy những việc lành của các con làm mà tôn vinh Cha các con là Đấng ở trên trời’ (Mt.6:15). V́ giáo dân ở ngay tuyến đầu của công cuộc Giáo Hội truyền bá phúc âm cho tất cả mọi lănh vực sinh hoạt trần thế – gồm có công xưởng, các lănh vực khoa học và y khoa, lănh vực chính trị và lănh vực văn hóa khác nhau – họ phải đủ cứng cát và đủ giáo lư ‘để chứng tỏ cho thấy rằng đức tin Kitô giáo làm nên một đáp ứng duy nhất bảo đảm… cho các vấn đề và các niềm hy vọng mà cuộc sống áp đặt lên mỗi người cũng như xă hội’ (Tông Huấn Tín Hữu Giáo Dân, 34)’

 

(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 10-6-1998, đoạn 3 và 4)

 

“Thật vậy, truyền bá phúc âm chính là ngọn gió Thánh Linh thổi vào Mùa Đông Lịch Sử để ‘canh tân bộ mặt trái đất’ (đáp ca Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống), kể từ Thời Điểm Hồng Aân là Năm Thánh 2000 này, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ngày 26-9-1998 chia sẻ với các phần tử của Hội Ḍng Bác Ái (Rosminians) dịp họ họp công đồng tại Rôma như sau:

 

·        Trong khi Giáo Hội sửa soạn tiến vào ngàn năm thứ ba Kitô giáo th́ việc truyền bá phúc âm cho văn hóa là một phần khẩn thiết của những ǵ Tôi gọi là ‘tân phúc âm hóa’Thứ văn hóa nổi bật ngày nay tôn thờ tự do và tự quyết, trong khi nó lại thường đi theo những đường lối sai lạc dẫn đến những h́nh thức nô lệ mới. Văn hóa của chúng ta vật vờ giữa duy lư và duy tín dưới nhiều dạng thức, như không thể nào dung ḥa giữa đức tin và lư trí. Kitô hữu đôi khi cũng bị lôi kéo đi trệch khỏi việc hủy ḿnh ra không (kenosis) của Thập Giá Chúa Giêsu Kitô, ưa chuộng những đường lối kiêu căng, quyền năng và thống trị”.

 

(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 7-10-1998, trang 6)

 

“Chính v́ chiều hướng truyền bá phúc âm này mới có các cuộc Thượng Hội Giám Mục Thế Giới, nhất là các cuộc Thượng Hội Giám Mục Các Châu (được tổ chức ngay trong thời gian dọn mừng Thời Điểm Hồng Ân Năm Thánh 2000), như chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nhắc lại trong Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, đoạn 21, như sau:

 

·        ‘Góp phần trong việc sửa soạn cho Năm 2000 đang đến là một loạt các cuộc công nghị bắt đầu từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II: những cuộc công nghị chung cùng với các công nghị theo đại lục, theo miền, theo quốc gia, theo giáo phận. Chủ đề chính của tất cả các cuộc công nghị này là việc truyền bá phúc âm hay đúng hơn là việc tân phúc âm hóa, mà nền tảng của những vấn đề tân phúc âm hóa này được bắt nguồn từ Tông Huấn Evangilii Nuntiandi (về việc truyền bá phúc âm trong thế giới tân tiến) của Đức Phaolô VI, được ban hành năm 1975 theo sau khóa họp chung lần thứ ba của Thượng Hội Giám Mục Thế Giới. Các công nghị này tự ḿnh cũng là một phần trong công cuộc tái phúc âm hóa: Chúng phát sinh từ viễn ảnh về Giáo Hội của Công Đồng Chung Vaticanô II’.

 

“Việc Giáo Hội truyền bá phúc âm để đem Mùa Xuân Cứu Rỗi đến cho Mùa Đông Lịch Sử loài người trong Thời Điểm Hồng Ân từ Năm 2000 này hoàn toàn hợp với, nếu không muốn nói là làm hiện thực, ư định của Vị Chúa Xuân, Đấng ‘là tất cả trong mọi sự’ (1Cor.15:28), như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă chia sẻ trong bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên ngày 19-11-1997, đoạn 5, như sau:

 

·        ‘Thiên Chúa là Chúa của thời gian không những như đấng hoá công của thế giới, mà c̣n như tác giả của một cuộc tân tạo trong Đức Kitô nữa. Ngài nhúng tay vào việc chữa lành và cải hoá thân phận con người đă bị tội lỗi đả thương sâu nặng. Ngài đă dùng nhiều thời gian trong việc sửa soạn dân Ngài cho quang vinh của cuộc tân tạo này, đặc biệt qua lời của các vị tiên tri: ‘Này đây, Ta tác tạo trời mới và đất mới; rồi những cái trước kia sẽ không c̣n được tưởng nhớ hay gợi nhớ nữa. Hăy vui mừng và hoan hỉ luôn măi nơi cái mà Ta tạo dựng; này đây, Ta tạo cho Gialiêm niềm hoan lạc và dân thành niềm vui sướng’ (Is.65:17-18).

 

‘Lời hứa của Ngài đă nên trọn 2000 năm trước đây qua việc hạ sinh của Đức Kitô. Theo ư nghĩa này, biến cố kỷ niệm mừng là một lời mời gọi cử hành một kỷ nguyên Kitô giáo như là một giai đoạn canh tân đối với nhân loại cũng như đối với vũ trụ. Cho dù khó khăn và khổ đau, những năm qua đă là 2000 năm ân phúc.

 

‘Những năm tới đây, cũng thế, ở trong bàn tay của Thiên Chúa. Tương lai của con người, trước hết là tương lai của Thiên Chúa, theo nghĩa là chỉ có một ḿnh Ngài biết nó, sửa soạn cho nó và thực hiện nó. Dĩ nhiên, Ngài kêu gọi và mời con người cộng tác, thế nhưng, Ngài không ngừng là ‘vị chủ tŕ’ siêu việt của lịch sử.

 

‘Nắm vững như vậy, chúng ta ra tay thực hiện việc sửa soạn cho Cuộc Mừng Kỷ Niệm. Chỉ một ḿnh Thiên Chúa biết tương lai sẽ ra sao. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng trong bất cứ một biến cố nào nó cũng sẽ là một tương lai ân phúc; nó sẽ là việc hoàn tất ư định yêu thương thần linh đối với toàn thể loài người cũng như đối với mỗi một người trong chúng ta. Đó là lư do tại sao, khi chúng ta nh́n về tương lai, chúng ta tràn đầy hy vọng và không sợ hăi. Cuộc hành tŕnh tiến đến việc Mừng Kỷ Niệm là một cuộc hành tŕnh hy vọng cao vời’.

 

(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 26-11-1997)

 

“Nếu ‘cuộc hành tŕnh tiến đến việc Mừng Kỷ Niệm là một cuộc hành tŕnh hy vọng cao vời’, th́ nó cũng là ‘một chặng hành tŕnh của nhân loại hướng về định mệnh chung cuộc của thời gian’, theo lời Đức Thánh Cha chia sẻ trong bài Giáo Lư Năm 2000 ngày 10-12-1997, đoạn 4, như sau:

 

·        ‘Nếu thời gian nơi Chúa Kitô được nâng lên tới một mức độ cao hơn, khi nhận đuợc khả năng tiến tới vĩnh cửu, th́ có nghĩa là việc ngàn năm đang tiến tới không được coi như một tiến bước thuần túy theo gịng thời gian, mà là như một chặng hành tŕnh của nhân loại hướng về đinh mệnh chung cuộc của nó.

           

‘Năm 2000 không phải chỉ là cửa qua một ngàn năm khác; nó là cửa cho cơi trường sinh mà, trong Chúa Kitô, tiếp tục mở ra trong thời gian để ban cho nó một hướng đi đích thực cũng như một ư nghĩa chuyên chính.

     

‘Năm 2000 tỏ bày cho tâm trí và cơi ḷng của chúng ta một cái nh́n bao rộng hơn liên quan đến tương lai. Thời gian thường không được tri nhận. Nó dường như làm con người thất vọng về t́nh trạng bất ổn của nó, về việc trôi qua nhanh chóng của nó, khiến cho tất cả mọi sự thành vô dụng. Thế nhưng, nếu vĩnh cửu đă hội nhập thời gian, th́ không thể chối bỏ được cái giá trị phong phú của chính thời gian. Việc trôi đi dứt khoát không phải là một hành tŕnh tiến đến hư vô, mà là một hành tŕnh tiến về vĩnh cửu.

           

‘Cái nguy hiểm thực sự không phải là việc trôi theo thời gian, mà là sử dụng nó một cách tệ hại, khi chối bỏ sự sống đời đời được Chúa Kitô hiến ban. Ước vọng được sự sống và hạnh phúc trường sinh phải được tái thức tỉnh không ngừng nơi tâm can con người. Việc cử hành Cuộc Mừng Kỷ Niệm có một ư nghĩa đích thực là làm tăng phát niềm ước vọng này, giúp cho các tín hữu và con người của thời đại chúng ta mở ḷng ḿnh ra cho một cuộc sống vô biên’.

 

(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 17/24-12-1997)

 

“Nếu ‘việc cử hành Cuộc Mừng Kỷ Niệm có một ư nghĩa đích thực là làm tăng phát niềm ước vọng này, giúp cho các tín hữu và con người của thời đại chúng ta mở ḷng ḿnh ra cho một cuộc sống vô biên’, th́ phải chăng Mùa Xuân Cứu Rỗi đến từ Thời Điểm Hồng Ân Năm Thánh 2000 này chính là thời kỳ xẩy ra sau Mùa Đông Lịch Sử của lạnh giá và tối tăm: lạnh giá ở chỗ ‘ḷng người ra nguội lạnh’ (Mt.24:12), và tối tăm ở chỗ ‘các tiên tri giả sẽ xuất hiện vô số để lừa đảo nhiều người’ (Mt.24:11), một Mùa Xuân Cứu Rỗi đă được Chúa Kitô báo trước trong Phúc Âm như một ‘dấu chỉ thời đại’ (Mt.16:3) tỏ tường về ngày cánh chung của thế giới:

 

·        ‘Tin mừng về nước Thiên Chúa sẽ được rao giảng khắp thế giới như là một chứng từ cho mọi dân nước. Chỉ sau đó mới tới cùng tận’ (Mt.24:14).

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Mùa Xuân Gieo Tin Mừng Cứu Độ,

Diễn Đàn Kitô Hữu, 1999, trang 134-141;

Mùa Xuân Cứu Rỗi, Dân Chúa Úc Châu 6/1999 và Dân Chúa Mỹ Châu 8/1999)